Cận cảnh loài rắn có sừng
kỳ bí của Việt Nam
Tại một
số địa phương ở Việt Nam, từ nhiều thế hệ đã lưu truyền câu chuyện nhuốm màu kỳ
bí về một loài rắn có mào. Loài rắn này không bao giờ cắn người nhưng ai cũng
khiếp sợ vì chúng được cho là rắn thần, thường canh giữ các đền miếu…
Theo các nhà khoa học, rất có thể hình tượng của loài rắn mào này đã được truyền cảm hứng từ một loài rắn có hình thù hết sức kỳ dị ở ViệtNam . Đó chính là loài rắn voi, có
tên khoa học là Rhynchophis boulengeri.
Theo các nhà khoa học, rất có thể hình tượng của loài rắn mào này đã được truyền cảm hứng từ một loài rắn có hình thù hết sức kỳ dị ở Việt
Dưới đây
là một số hình ảnh tổng hợp về loài “rắn mọc sừng” này:
Rất dễ
nhận ra loài rắn này qua chiếc sừng nhọn hoắt, trông đầy vẻ đáng sợ ở đầu mũi.
Loài rắn này sẽ không khác nhiều so với các loài rắn khác, nếu như trên mũi chúng không có những chiếc vảy kéo dài ra như một chiếc sừng nhọn hoắt, trông đầy vẻ đáng sợ. Phải chăng, từ chiếc “sừng” đó mà câu chuyện về loài rắn thần có mào đã ra đời?
Trên thực
tế thì đây là loài rắn rất hiền và gần như vô hại đối với con người. Cùng với
hình thù “không giống ai” của mình, trong những năm gần đây, rắn voi đã được
nhân giống và trở thành một loài thú cưng được nhiều người nước ngoài ưa thích.
Rắn voi sống
tại một số khu rừng trên núi cao tại Việt Nam như Tam Đảo, Yên Bái. Người ta
cũng phát hiện ra chúng ở một số khu vực phía Nam Trung Quốc.
Khác với
sừng của nhiều loài vật khác, chiếc sừng của rắn voi được tạo nên từ những chiếc
vảy kéo dài.
Những chú rắn voi có "sừng" ngay từ lúc nở ra khỏi vỏ.
Trông đầy
vẻ nguy hiểm, nhưng rắn voi là một loại rắn không có nọc độc, tính tình khá hiền
lành. Chúng hầu như vô hại với con người.
Chúng đã
được nhân giống và bán ở nước ngoài như một thú cưng độc đáo cho các dân chơi
bò sát.
Nhưng ở
Việt Nam ,
rắn voi còn liên quan tới một câu chuyện nhuốm màu kỳ bí.
Đó là câu
chuyện đã lưu truyền từ nhiều thế hệ về một loài rắn có mào.
Loài rắn
đó không bao giờ cắn người nhưng ai cũng khiếp sợ vì chúng được cho là rắn thần,
thường canh giữ các đền miếu…
(Theo
ĐVO)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét