Những mục đích kỳ lạ khi huấn luyện các loài động vật
Con người thuần hóa và huấn luyện các loài động vật
vào nhiều mục đích rất kỳ lạ mà bạn không thể tưởng tượng được.
Trong suốt chiều dài lịch sử, con người chúng ta đã dần tiến hóa,
trở thành loài động vật thống trị trên trái đất. Và tất nhiên, hầu hết các loài
động vật khác đều đã bị lép vế và nằm trong vòng điều khiển của con người.
Chúng ta đã nghiên cứu, tìm hiểu và sử dụng những đặc điểm riêng biệt của động
vật để giúp ích cho cuộc sống của mình. Điển hình là việc chúng ta sử dụng ngựa
để di chuyển và chở đồ, thuần hóa chó hoang thành chó giữ nhà, để làm cảnh hoặc
nuôi gia súc gia cầm để lấy được thực phẩm cho cuộc sống.
Rõ ràng, những việc mà động vật đã giúp cho cuộc sống của con người
chúng ta là rất rất nhiều, khó có thể kể ra hết được. Trong số đó, có rất nhiều
việc diễn ra hàng ngày, bình thường, nhưng cũng có rất nhiều điều khá đặc biệt
và kì lạ. Sau đây, hãy cùng điểm ra một số nhiệm vụ kì lạ và khó hiểu nhất mà
con người đã sử dụng động vật để làm trong lịch sử.
Sử dụng đom đóm trong thế chiến thứ nhất
Đom đóm hay bọ phát sáng là những loài côn trùng cánh cứng nhỏ được
gọi chung là họ Đom đóm (Lampyridae) có khả năng phát quang. Đom đóm là động vật tiêu biểu cho vùng ôn
đới mặc dù phần lớn các loài sống ở vùng nhiệt và cận nhiệt đới (khoảng 2000
loài). Chúng là những sinh vật có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường
có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ. Nhiều loài, con cái không có cánh. Con
đực, con cái và ấu trùng phát ra ánh sáng lạnh và thường có màu đỏ cam hay vàng
xanh (bước sóng 510 - 670nm); một số loài thậm chí trứng cũng phát quang.
Người ta cho rằng, ánh sáng giữ vai trò quan trọng trong tập tính
sinh sản của chúng với mục đích hấp dẫn con khác giới. Bình thường khả năng
phát sáng của đom đóm cũng đã được biết tới rất nhiều và chúng thường xuất hiện
trong phim ảnh như một hình ảnh đẹp và nên thơ.
Tuy nhiên ít ai biết được rằng, trong thời kỳ chiến tranh thế giới
lần thứ nhất, loài động vật kì thú này đã thực sự được sử dụng khả năng phát
sáng của mình cho mục đích quân sự của loài người. Các binh sĩ Anh hồi bấy giờ
đã phải đối mặt với vấn đề phải đọc bản đồ và các giấy tờ trong bóng tối. Các
chiến hào tất nhiên không thể được trang bị ánh sáng nhân tạo nổi bật nào bởi
nó sẽ thu hút và biến khu vực đó thành mục tiêu tấn công cho kẻ thù.
Công nghệ vào thời điểm đó cũng chưa phát triển đủ để các binh sĩ
có một phương tiện tối tân nào để có được các đốm sáng cần dùng. Cuối cùng,
quân đội Anh đã đưa ra phương pháp sử dụng đom đóm. Những chú đom đóm đã cung cấp
đủ ánh sáng cho các binh sĩ đọc bản đồ hiệu quả mà cũng không làm cho kẻ thù
phát hiện ra bởi khoảng cách lớn. Và nhờ vào khả năng sinh sản mạnh mẽ của loài
này, nguồn cung đom đóm cũng không mấy khan hiếm. Nó trở thành một công cụ ánh
sáng hoàn hảo trên tiền tuyến.
Rõ ràng những chú đom đóm đã thực sự có ích. Chúng còn được vinh
danh cùng một số động vật khác có đóng góp trong chiến tranh tại một đài tưởng
niệm ở London
khánh thành vào năm 2004.
Sử dụng chồn sương làm thợ điện
Chồn sương là một loại chồn bắt nguồn từ phân nhánh của loài
Mustela putorius. Đây là động vật đã được con người thuần hóa để trở thành vật
nuôi. Chồn sương là một loài ăn thịt kích thước vừa phải. Chồn sương có lông
màu nâu, đen, trắng hoặc lang. Một trong những con mồi của loài chồn này là thỏ.
Loài này đã được thuần dưỡng để làm cảnh cách đây nhiều năm.
Tại Mỹ, số lượng người nuôi chồn làm cảnh chỉ đứng sau số người
nuôi chó và mèo. Loài này thông minh trung thành, thể hình và khuôn mặt dễ
thương, tính tình hiếu động nghịch ngợm, Chồn là loài vật nuôi thích hợp nhất với
những người chủ trong thành phố, ngắm nhìn chúng hoạt động đùa nghịch. Với thói
quen và trí thông minh và chỉ đi vệ sinh 1 chỗ cố định vào 1 khoảng thời gian
nhất định. Nhưng trong quá khứ, ngoài việc làm vật nuôi, chú chồn này đã từng
được hãng máy bay nổi tiếng Boeing tận dụng làm… thợ điện cực kì hiệu quả.
Hệ thống dây điện vốn dĩ luôn là một vấn đề nan giải, chúng thường
loằng ngoằng và được đặt ở những vị trí chật chội. Ở một số địa hình khó cũng
như trong một số hoàn cảnh, thợ điện không thể tiếp cận được đến vị trí thuận lợi,
điển hình là trên những chiếc máy bay phức tạp. Tuy nhiên hãng Boeing đã thành
công khi nghĩ đến ý tưởng tận dụng loài chồn sương. Họ đã khắc phục vấn đề này
bằng cách gắn dây cáp vào người con chồn sương rồi đặt thức ăn của chúng ở nơi
cần nối. Chồn sương mang dây cáp đến bất cứ nơi nào cần lắp dây diện trên máy
bay. Ý tưởng này đã được Boeing sử dụng từ năm 1960, và đến nay nó vẫn được sử
dụng. Năm 2004 loài này cũng đã giúp trong việc đặt dây cáp dành cho một buổi
ca nhạc.
Ong giúp dò bom mìn
Các cơ quan thực thi pháp luật trên thế giới từ lâu đã sử dụng động
vật để phát hiện bom và chất nổ tại trong một số địa điểm có an ninh cao. Tuy
nhiên, loài động vật được sử dụng trong những trường hợp này thường là vì khả
năng đánh hơi nhạy bén của chúng. Cho đến hiện tại, các nhà nghiên cứu tại
Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos đã phát
hiện ra loài sinh vật có khả năng dò mìn hoàn toàn tương xứng hoặc có thể mạnh
mẽ hơn cả loài chó – đó chính là những chú ong.
Họ đã phát hiện ra rằng những chú ong có thể phát hiện được chất nổ
sau khi được huấn luyện. Chúng được huấn luyện sao cho đạt được phản xạ có điều
kiện: liên hệ một mùi nào đó chẳng hạn như mùi thuốc nổ TNT, DNT và RDX với một
phần thưởng. Trong các khóa huấn luyện thực tế, máy cung cấp nước đường và một
chút thuốc nổ được đặt gần tổ ong. Khi ong uống nước đường, chúng bắt đầu liên
tưởng mùi của thuốc nổ với nguồn thức ăn. Khi lên đường làm nhiệm vụ, ong sẽ
tìm kiếm những mùi tương tự ở một khu vực và tiếp tục tìm kiếm trong nhiều giờ
hoặc nhiều ngày.
Ong cũng huấn luyện nhau. Chẳng hạn như nếu cần nhiều tổ ong để dò
một khu vực rộng lớn, các chuyên gia chỉ cần huấn luyện một tổ ong. Ong từ đàn
được huấn luyện sẽ tự tuyển dụng và dạy những con khác. Ngoài việc dò mìn, ong
còn báo hiệu về những điều bất bình thường trong môi trường, bao gồm cả các cuộc
tấn công vũ khí hóa học. Các mẫu sáp, mật và phấn hoa được thu thập từ tổ ong
cũng tiết lộ những chất ô nhiễm trong một khu vực nào đó. Điểm có lợi hơn so với
loài chó của ong chính là về kích cỡ tí hon của chúng, các nghi phạm bị điều
tra giữ chất nổ chắc chắn sẽ nghi ngờ những chú chó nghiệp vụ nhưng có lẽ khó
mà dè chừng được với những chú ong. Thêm vào đó, ong có thể làm việc trong một
không gian nhỏ và phức tạp.
Dùng quạ để tìm thấy đất liền khi đi trên biển
Quạ có khoảng 40 loài có kích thước khác nhau. Một số loài trong
chi này có trí thông minh cao. Một con quạ mỏ nhỏ đã được ghi nhận là biết đập
vỡ hạt bằng cách đặt nó trên lối đi bộ ngang qua đường, để cho ô tô đi qua làm
vỡ vỏ, chờ cho đèn báo giao thông chuyển sang đỏ và sau đó thu lấy nhân hột một
cách an toàn.
Các thành viên của họ quạ cũng biết theo dõi các loài chim khác,
ghi nhớ nơi chúng cất giấu thức ăn và sau đó mò tới khi con chim kia rời khỏi
nơi đó. Chim họ quạ cũng di chuyển thức ăn của chính chúng giữa các nơi cất giấu
để tránh bị ăn trộm, nhưng chỉ khi nếu chúng trước đó đã từng bị trộm cắp. Khả
năng cất giấu thức ăn đòi hỏi trí nhớ về không gian rất chính xác.
Và chính nhờ khả năng này mà nó đã được người Viking sử dụng khá
nhiều trong việc tìm ra vùng đất cần đến. Là một nền văn minh trên biển, những
người Viking sẽ dành nhiều thời gian trên mặt nước và hiểu biết nhiều về biển cả.
Tuy nhiên, đất liền lại là một nhược điểm, họ khó mà xác định được đâu là các
khu vực đất liền và điều này có vẻ như gây ra không ít nguy hiểm.
Để khắc phục điều đó, người Viking thường mang theo một con quạ lên
tàu và thả nó khi trên biển. Nếu con quạ thấy vùng đất, nó sẽ ngay lập tức bay
theo hướng đó và người ta sẽ theo nó vào bờ. Còn nếu không có đất đậu, con chim
sẽ quay trở lại tàu để tránh nước. Có những câu chuyện tương truyền rằng vùng đất
Iceland
đã được tìm ra bằng phương thức này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét