Cận cảnh rắn độc trên Đảo rắn Brazil
(Thế giới động vật) - Hòn đảo với gần 400.000
con rắn độc bậc nhất thế giới tại Brazil vừa là nỗi sợ, vừa kích thích sự hiếu
kỳ của du khách ưa mạo hiểm.
Iiha
da Queimada Grande là một hòn đảo rộng 45 ha, nằm lẻ loi ở Nam Đại Tây Dương và
cách bờ biển Sao Paulo 35 km. Với vẻ đẹp bình yên này, nơi đây đáng ra là một
trong những điểm đến thu hút khách du lịch bậc nhất ở Brazil nếu không chứa tới
hơn 400.000 con rắn cực độc.
Trước
đây, hòn đảo này mang tên “Đảo Cháy” do ngư dân đã có gắng chiếm bờ biển bằng
cách đốt rừng và đuổi động vật hoang dã vào trong rừng sâu, nhưng với sự hiện
diện của vô vàn loài rắn độc, nơi đây được biết đến nhiều hơn với tên “Đảo rắn”.
Hòn đảo
này nổi tiếng là nơi sinh sống duy nhất của loài rắn hổ lục đầu vàng độc nhất
thế giới. Trên đảo có nhiều loài rắn này tới mức cứ một mét vuông có tới 1 - 5
con hổ lục đầu vàng. Loại rắn này khi trưởng thành có thể dài hơn nửa mét và nọc
độc mạnh hơn 5 lần so với nọc rắn trong đất liền, do chúng chỉ ăn chim thay vì
ăn động vật có vú.
Một vết
cắn của hổ lục đầu vàng có thể giết chết một người trưởng thành bằng cách gây
sưng đau, ói mửa, bầm tím, chảy máu nội tạng, suy thuận, xuất huyết não và dẫn
tới hoại tử cơ bắp nghiêm trọng chỉ sau 2 giờ đồng hồ.
Trên đảo duy nhất có một ngọn hải
đăng và hầu như không có người sống. Có một truyền thuyết rằng cư dân cuối cùng
sống trên đảo là người canh gác ngọn hải đăng. Một đêm, hàng trăm con rắn trườn
qua cửa sổ tấn công gia đình ông khiến họ phải tìm cách trốn thoát ra thuyền
ngoài khơi. Tuy nhiên những con rắn dài hơn nửa mét đã treo mình qua những cành
cây, cắn cả gia đình này khiến họ chết trong đau đớn.
Vì sự hiện diện quá đông đúc của
loài động vật nguy hiểm chết người này, Hải quân Brazil đã cấm không cho ai được tới
đảo ngoại trừ các nhà khoa học và người canh gác ngọn hải đăng.
Suốt từ năm 2010, chuyên trang du lịch
nổi tiếng Listverse đã chọn hòn đảo này là địa điểm du lịch kinh khủng nhất thế
giới, xếp trên cả khu vực bị ô nhiễm phóng xạ Chernobyl và các núi lửa bùn tại
Azerbaijan.
Lan Phương (Tổng
hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét