Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 299


Điểm mặt "quái vật" sát thủ ghê rợn nhất đại dương

1. Cá mập trắng (Great White Shark)


Chiều dài cơ thể lên đến 6m, nặng từ 680 - 1.090kg cùng hơn 300 cái răng sắc nhọn biến loài cá này trở thành kẻ săn mồi đáng sợ. 

Khi cắn con mồi, chúng sẽ lắc lư đầu thật mạnh và hàm răng sẽ trở thành một chiếc cưa xé nát nạn nhân. Nhưng khi săn mồi, chúng không ăn thịt ngay lập tức mà thường rượt đuổi con mồi cho đến khi con mồi yếu dần, chúng mới bắt đầu ăn thịt. 

Cá mập trắng không phải là loại cá để chọc giận, nhưng nó cũng không tấn công bừa bãi. Người ta tin rằng, chúng tấn công con người vì nhìn từ bên dưới, chúng tưởng đó là hải cẩu, đặc biệt khi họ bơi trên ván lướt sóng.

2. Cá nhồng (Barracudas)

Cá nhồng có cơ thể thuôn dài, miệng rộng, quai hàm chắc khỏe, hàm dưới hơi dài hơn hàm trên. Lớp da mượt với khung xương dẹp cho phép chúng lao nhanh trong nước, với tốc độ lên tới 40 km/h. 

Tầm nhìn tốt giúp cá nhồng phục kích hoặc rượt đuổi con mồi dễ dàng. Tuy nhiên, chúng sẽ không tấn công con người nếu không bị kích động.

3. Cá cóc (Oyster Toadfish)
Sinh sống chủ yếu ở bờ biển vùng Caribbean, loài cá cóc xấu xí này sỡ hữu một cái đầu quá khổ và một chiếc miệng rộng khoảng 38cm. Với một bộ hàm và răng chắc khỏe, chúng có thể nghiền nát dễ dàng những con vật mai cứng như cua, hàu…

Không những thế, cá cóc còn có một thân hình xù xì gai góc để có thể tự vệ trước kẻ thù. Vây lưng và gai nắp mang của nó chứa chất độc, nếu ăn phải chúng, nạn nhân có thể bị tử vong. 
4. Ốc cối (Textile Cone Snail)
Tuy loài ốc cối này có vỏ rất đẹp và thường được dùng để làm đồ mĩ nghệ nhưng nó đã gây ra không ít trường hợp tử vong cho người bắt ốc trên thế giới, kể cả Việt Nam. 

Chúng thường ẩn mình ban ngày và chỉ chui ra săn mồi vào ban đêm. Ốc cối cảm nhận được sự hiện diện của những sinh vật khác ở quanh chúng không bằng mắt mà bằng một bộ phận cảm quan nhạy bén gọi là osphradium.

Khi xác định mục tiêu, ốc chậm chạp tiến đến gần, bất ngờ thò vòi ra và phóng lưỡi sừng - trên đó có các răng nhọn như một mũi tên nhỏ kèm chất độc làm tê liệt con mồi. Không những thể, chất độc của nó còn có thể gây chết người. 
5. Cỏ chân ngỗng (Yellow Sea Anemone) 

Sống chủ yếu ở vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, loài này trông giống như một bông hoa xinh đẹp nhưng lại vô cùng hiểm độc.

Thật không may cho những chú cá bơi gần nó, bởi khi phát hiện ra con mồi, loài cỏ chân ngỗng này sẽ dùng những xúc tu chứa độc đâm vào mình con mồi khiến chúng bị tê liệt thần kinh và sau đó ăn thịt chúng.
6. Cá sấu nước mặn (Saltwater Crocodile)
Với chiều dài lên đến 7m, nặng khoảng 1 tấn, có thể nói, cá sấu nước mặn là loài cá sấu lớn nhất và có khả năng bơi xa ra biển.

Chúng rất nhanh nhẹn thậm chí ở môi trường nước. Cá sấu nước mặn có quai hàm cực khỏe và bộ răng sắc nhọn để xé thịt, nhưng chúng không thể há miệng nếu nó bị khép chặt.

Giữa các móng chân của chúng có lớp màng giúp kẻ đi săn này xoay sở khá nhanh nhẹn khi bắt đầu tấn công. Trong trường hợp con mồi là loài sống trên cạn, sau khi dùng cú đớp trời giáng của mình, cá sấu sẽ lôi chúng xuống nước và dìm tới chết trước khi xé xác và thưởng thức bữa tiệc. 
Để xé mồi, nó ngoạm chặt miếng thịt rồi xoay người nhiều vòng để dứt thịt ra. Mặc dù có vẻ ngoài chậm chạp, nhưng cá sấu là những kẻ săn mồi thượng hạng trong môi trường của chúng.
7. Rắn biển Olive (Olive Sea Snake)

Răng nhọn hay tốc độ bất thình lình chưa phải là những công cụ duy nhất để săn mồi trong đại dương, chất độc cũng có thể giết chết con mồi. Đó chính là sở trường của con vật có nọc độc mạnh nhất trong thế giới đại dương: rắn biển olive. 
Một vết cắn của rắn biển Olive đủ để giết chết 20 người lớn. Những chiếc răng nanh rỗng nhỏ có chứa 2 loại chất độc khác nhau, một chất ảnh hưởng đến thần kinh, còn chất kia ảnh hưởng đến cơ bắp, kết hợp lại sẽ gây ra cái chết nhanh chóng. 

Nó có khứu giác tốt và còn một vũ khí bí mật nữa để sử dụng. Ở đuôi của rắn biển Olive có những tế bào thần kinh cảm nhận ánh sáng, giúp nó có thêm một bộ “mắt” nữa để săn mồi.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét