Những vẻ đẹp
chết người của rắn Việt Nam (Tiếp)
9- Rắn hoa
cỏ nhỏ Rhabdophis subminiatus.
Rực rỡ sắc
màu ở phần đầu và cổ không chỉ điểm thêm cho vẻ đẹp gợi tình của các
"chàng" rắn trong mùa giao phối để thu hút bạn tình, mà còn giúp nó
đe dọa kẻ thù vì màu sắc "chết chóc" này. Có thể chúng vô hại với con
người và một số loài động vật máu nóng khác nhưng chúng là ác mộng với các loài máu lạnh lưỡng
cư trong các khu rừng.
Loài này thường phân bố ở độ cao thấp và bóng đêm luôn đồng hành với nó trong
việc tìm kiếm thức ăn và tìm bạn tình trong mùa giao phối. Mới đây các nhà khoa
học phát hiện ra loài này có độc tích lũy trong cơ thể khi chúng ăn loài có độc.
10- Rắn lệch
đầu kinh tuyến Dinodon meridionale.
Chiếc lưỡi
thò ra, thụt vào của hầu hết các loài rắn không chỉ nhằm mục đích đe doạ kẻ thù
mà còn giúp chúng đánh hơi được con mồi, cũng như thời tiết vì hầu hết các loài
rắn đều là những kẻ mắt kém, nhất là trong đêm tối mịt mùng; và để tấn công con
mồi hay tự vệ bản năng của loài rắn được di truyền bằng cách co mình lại và phóng
nhanh, mạnh ra phía trước để đớp con mồi. Dinodon meridionale cũng vậy,
nó được xem là ông vua tốc độ khi "xuất chiêu" một cách khó lường.
11- Rắn sọc
quan Elaphe mandarina.
Tạo hóa
đã ban tặng cho loài rắn sọc quan này sắc màu và hoa văn đẹp nhất trong họ hàng
nhà rắn ở nước ta. Loài
rắn không nọc độc này
có đầu không phân biệt rõ với cổ. Chúng sống ở trong rừng bên bờ suối hoặc
trong bãi cỏ trên đồi, núi. Thức ăn chủ yếu của rắn sọc quan là gặm nhấm, thằn
lằn. Vì màu sắc rực rỡ khiến chúng bị khai thác, săn bắt đến cạn kiệt phục vụ
cho nhu cầu nuôi cảnh và xuất khẩu. Hiện nay loài này nằm trong Sách đỏ nhằm bảo
vệ sự tồn tại của chúng trong hoang dã.
12- Rắn hổ
xiên mắt Pseudoxenodon macrops.
Chúng là
kẻ ngụy trang và lừa đảo nhất trong các loài rắn ở Việt Nam . Khi bị đe dọa, loài rắn vô hại
này ngóc đầu và cổ lên, rồi phình cổ ra để bắt chước dáng vẻ của rắn hổ mang
bành Naja naja hù đoạ kẻ thù. Rắn hổ xiên mắt thường sống ở trong rừng rậm gần
các dòng suối và ở độ cao khoảng 150 đến 200m so với mực nước biển. Thức ăn chủ
yếu của loài này là ếch, nhái.
13- Rắn
hai đầu Calamaria septentrionalis.
Có phần đầu
và phần đuôi rất giống nhau, hoa văn trên cơ thể, loài rắn này được tạo hoá
trang điểm rất hài hoà- đây chính là vũ khí tối thượng để thoát thân của loài rắn
này. Khi bị kẻ thù tấn công, khó có thể phân biệt được đâu đầu và đâu là đuôi
vào thời điểm bóng đêm đã bao trùm trên các khu rừng nên cơ hội trốn thoát của
chúng rất lớn. Loài này thường sống chui rúc dưới các thảm mục thực vật. Thức
ăn của chúng là các loài côn trùng đất như kiến, mối non béo ngậy. Trong bóng
đêm sự phản chiếu của các lớp vẩy màu bởi ảnh đèn flash càng làm chúng nổi bật,
nhưng dưới ánh sáng ban ngày màu sắc của chúng chỉ là một xám xịt.
14- Rắn lục
jerdoni Protobothrops jerdonii.
Những chiếc
vảy màu vàng rực rỡ được sắp xếp rất chi tiết tạo thành những vòng hoa văn khép
kín và nổi bật trên nền vảy đen nhánh. Loài rắn chậm chạp, lặng lẽ trong bóng
đêm mịt mùng các khu rừng thường xanh núi cao nơi Nóc nhà của Việt Nam – Dãy núi
Hoàng Liên Sơn. Nhưng chỉ một cú đớp, loài rắn độc này có thể giết chết bất cứ loài động vật nào lớn hơn nó gấp nhiều
lần. Nọc độc của chúng sẽ tấn công các tế bào trong cơ thể gây phù nề, hoại tử
nếu không kịp chữa trị.
15- Rắn rồng
đầu đen Sibynophis collaris.
Lẩn trốn
"tẩu vi thượng sách" khi gặp kẻ thù là phương pháp hữu hiệu nhất của
loài rắn nhỏ bé và nhút nhát này. Mặc dù là loài hoạt động, kiếm ăn ban ngày
nhưng thức ăn của chúng được biết đến chỉ là các những con mối sữa béo ngậy
trong các thảm mục thực vật. Đôi khi gặm những loài thằn lằn Sphenomorphus nó
cũng thị uy một cách mạnh mẽ mặc dù biết rằng sức mình có hạn. Đây là loài rắn
khó có cơ hội được gặp trong tự nhiên với ngay cả những nhà nghiên cứu vì chúng
ít khi thoát ra khỏi lớp thảm mục thực vật dày đặc trong các khu rừng thường
xanh vì chúng không muốn mình làm miếng mồi ngon cho kẻ khác.
16- Rắn
khuyết lào Lycodon laoensis.
Thoạt
nhìn nhiều người sẽ rất dễ nhầm loài rắn chuyên leo cây này với loài rắn Cạp
nia nam Bungarus candidus cực độc thường sống ở các thảm thực vật nhờ khả
năng bắt trước tài tình đến từng chi tiết nhỏ của loài rắn được xem như vô hại này. Nhưng nếu không phải là chuyên
gia về rắn, bạn không được xem thường khi chưa biết chắc chúng có phải là Rắn
khuyết lào Lycodon laoensis hay không. Nơi thích hợp nhất cho chúng kiếm
ăn và lẩn trốn là những bọng cây khô bị bóp chết bởi loài Đa bóp cổ hay các cây si già lâu năm bên bờ suối.
Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=539701#ixzz3JCky3LeN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét