10 loài động vật Việt Nam giành chức quán quân thế giới
Bò tót, ốc anh vũ, công, rắn hổ mang... là một trong những loại đồng vật đứng vào danh sách nhất thế giới.
Sinh sống trong một quốc gia nhiệt đới có nhiều cánh rừng
nguyên sinh và vùng biển rộng, nhiều loài động vật của Việt Nam đã giành danh
hiệu "quán quân thế giới" ở nhiều tiêu chí khác nhau.
1- Bò tót
Bò tót (còn gọi là con min) là loài to nhất trong các loài
bò hoang dã, với chiều cao có thể tới trên 2m, nặng trên 2 tấn, lớn hơn cả những
chú bò rừng bison khổng lồ nổi tiếng của Bắc Mỹ. Đây cũng là một trong những giống
bò hiếm nhất trên thế giới. Hiện nay, tại Việt Nam chỉ còn khoảng 300
con bò tót, phân bố tại các vườn quốc gia ở Lào Cai, Kon Tum, Lâm Đồng.
2- Ốc anh vũ
Được xem là hóa thạch sống, ốc anh vũ là loài động vật thân
mền nguyên sinh nhất còn tồn tại cho đến nay. Chúng hầu như không thay đổi gì
so với tổ tiên cách đây nửa tỷ năm. Tại Việt Nam, những "hóa thạch sống"
này xuất hiện ở vùng biển thuộc tỉnh Khánh Hòa và Vũng Tàu.
3- Bọ que
Bọ que nổi tiếng với khả năng ngụy trang tài tình bằng hình
dạng đặc thù trông giống như một cành cây. Sự ngụy trang hoàn hảo này giúp
chúng tránh được sự phát hiện của các loài săn mồi. Chúng cũng sở hữu chiều
dài vô địch trong giới côn trùng. Những con bọ que trưởng thành của một số loài
có thể đạt tới chiều dài 30cm. Những trường hợp kỷ lục được ghi nhận đạt đến
60cm. Bọ que có mặt ở nhiều khu rừng Việt Nam, với khoảng 25 loài đã được tìm
thấy và định danh.
4- Bướm khế
Với sải cánh trên 30cm, bướm khế là loài bướm đêm có
kích thước lớn nhất trên thế giới. Ở Việt Nam, chúng xuất hiện ở khá phổ biến
từ vùng rừng núi cho đến đồng bằng. Không chỉ to,
chúng còn là loài bướm đẹp rất được ưa chuộng trong các bộ sưu tập.
Hiện tại, chúng được đưa vào Sách Đỏ.
6- Cá sấu hoa cà
Việt Nam
cũng là nơi cư ngụ của cá sấu hoa cà, loài bò sát lớn nhất thế giới với chiều
dài cơ thể có thể vượt quá 6m. Cá sấu hoa cà sống ở vùng núi duyên hải, các cửa
sông lớn hay ở các vùng rừng ngập mặn hoặc các đầm lầy nước lợ ở miền Nam Việt
Nam.
Con mồi ưa thích của chúng là các loài động vật lớn, được bắt bằng chiến thuật
phục kích từ dưới mặt nước khi nạn nhân ra ven bờ uống nước. Loài vật này
đã để lại những ấn tượng khó quên trong tác phẩm "Đất rừng phương
Nam" của nhà văn Đoàn Giỏi, với cảnh tượng cuộc săn cá sấu được miêu tả đầy
gay cấn.
7- Cheo cheo
Ở Việt Nam
có hai loài cheo cheo, trong đó cheo cheo Nam Dương được các nhà khoa học coi
là loài động móng guốc nhỏ nhất thế giới. Với kích thước không lớn hơn một con
mèo nhà (dài thân 30-50cm, trọng lượng 1,6-2,6kg), chúng thật xứng đáng với
danh hiệu này.
8- Công
Công có phải loài chim đẹp nhất thế giới không, điều này tùy
thuộc vào quan điểm thẩm mỹ của mỗi người. Chỉ có một điều chắc chắn chúng
chính là loài có chiếc đuôi dài nhất (có thế đạt đến 1,5m) trong thế giới
của các loài chim. Ở Việt Nam,
địa bàn sinh sống của chúng là các khu rừng vùng Nam Trung bộ..
9- Dơi chân đệm thịt
Với trọng lượng cơ thể không quá 2g, loài thú đoạt chức quán
quân về độ "tý hon" ở Việt Nam chính là một loài dơi có tên khoa học
là Tylonycteris pachypus, còn gọi là dơi chân đệm thịt. Chúng cũng là loài thú
có hộp sọ nhỏ nhật thế giới khi độ dày của hộp sọ chỉ vào khoảng 2,5mm,mỏng hơn
nhiều một cái đầu đũa.
10- Rắn hổ mang chúa
Xứng đáng với tên gọi của mình, rắn hổ mang chúa có thể dài
tới 5m, một kích cỡ kỷ lục trong thế giới của các loài rắn độc. Nối tiếng dữ tợn,
thay vì lẩn trốn như nhiếu loài rắn khác, chúng sẵn sàng chủ động tấn công con
người khi lãnh thổ của mình bị xâm phạm. Rất độc, một cú cắn của rắn hổ mang
chúa có thể làm tử vong một người đàn ông khỏe mạnh. Tại Việt Nam, rắn hổ mang chúa thường sống ở
các vùng trung du và vùng núi.
11- Rùa da
Xuất hiện tại các vùng biển của Hải Phòng, Khánh
Hòa, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, rùa da được coi là loài rùa lớn nhất còn tồn
tại trên thế giới. Chúng có thể dài đến 3m, nặng 600kg.
Theo Đất Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét