Những hiểm họa từ... biển (Tiếp)
9- Mực tuộc đốm xanh
Mực tuộc đốm xanh (Hapalochlaena lunulata)
Trong khi đó, mực tuộc đốm xanh (Hapalochlaena lunulata), một
loài hải sản khá quen thuộc, cũng có dáng vẻ bên ngoài lạ mắt, trên toàn thân
và các xúc tu điểm các đốm xanh trông rất đẹp. Nhưng loài này lại là động vật
biển cắn chết người. Độc tố tập trung ở tuyến nước bọt của chúng. Cứ 100 gam thịt
và râu có thể giết chết hai người; còn 100 gam tuyến nước bọt có thể giết chết
đến 23 người...
Mực tuộc
đốm xanh (Hapalochlaena lunulata) có đặc điểm chung là những vòng xanh trên da.
Thân mực trưởng thành có kích thước to bằng quả bóng bàn, với 8 tay dài khoảng
7-10cm. Chỉ một vết cắn của mực rất nhỏ, khó có thể nhận biết, nhưng nọc độc
thường ngấm rất nhanh vào máu gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh cơ, rối
loạn hoạt động của tế bào, dẫn tới tử vong.
Hầu hết
chúng là những chất độc nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao trong thời gian rất
nhanh, với liều độc thấp. Cụ thể, chất độc chứa trong cá nóc và nhiều loại hải
sản khác như mực đốm xanh, so biển, cá bống vân mây, v.v.. là tetrodotoxin, có
tác động trên thần kinh trung ương rất mạnh làm liệt các trung khu thần kinh,
gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp dẫn đến tử vong nhanh chóng. Ảnh: Mực
đốm xanh.
10- Ốc cối hoa lưới
Ốc cối hoa lưới (Conus textile)
Đặc biệt,
các nhà khoa học Viện Hải dương học Nha Trang cho biết khác với những nghiên cứu
trước đây, tất cả các bộ phận cơ thể khác nhau của ba loài hải sản: cua hạt, mực
đốm xanh và so đều chứa độc tố. Các nhà khoa học ở viện này khuyến cáo “tuyệt đối
không dùng các loài hải sản độc hại này chế biến làm thức ăn dưới bất kỳ hình
thức nào”.
Ốc cối có
vẻ ngoài giống như một khối nón hình thoi, thay đổi tùy loài, có thể có vòng xoắn,
có thể hình nón đảo nghịch. Lỗ miệng kéo dài và thu hẹp, nắp miệng bằng chất sừng,
rất nhỏ. Đây là một loài ốc rất độc đã gây ra nhiều trường hợp tử vong cho người
bắt ốc trên thế giới, kể cả Việt Nam.
11- Cá mặt
quỉ
Đặc biệt,
các nhà khoa học Viện Hải dương học Nha Trang cho biết khác với những nghiên cứu
trước đây, tất cả các bộ phận cơ thể khác nhau của ba loài hải sản: cua hạt, mực
đốm xanh và so đều chứa độc tố. Các nhà khoa học ở viện này khuyến cáo “tuyệt đối
không dùng các loài hải sản độc hại này chế biến làm thức ăn dưới bất kỳ hình
thức nào”.
12- Cua mặt
quỉ
Cua mặt quỉ (Zosymus aeneus)
Thực tế
cho thấy hầu hết trường hợp trúng độc, thậm chí mất mạng, là do con người ăn phải
những loài hải sản chứa độc tố mạnh. Ngoài ra, do con người sờ mó hoặc vô tình
chạm phải các loài như rắn biển, mực đốm xanh, ốc cối... nên bị chúng cắn,
chích hay phóng tên độc. Các chất độc trong tuyến nước bọt sẽ theo răng hoặc
tên độc của những loài này chuyển vào cơ thể người thông qua vết thương.
13- So biển
So biển
có hình dạng rất giống sam biển, ngay những người đi biển cũng khó phân biệt được
so biển với sam biển khi chúng còn nhỏ. Nhưng so biển có kích thước nhỏ hơn,
đuôi tròn và sống đơn lẻ. So biển là loại không thể ăn được. Trứng và thịt so
biển có chứa chất Tetrodotoxin - một loại độc tố thần kinh mạnh như trong cá
nóc. Đã có nhiều trường hợp tử vong do ăn phải so biển vì nhầm với sam biển.
14- Cá đuối
biển có gai độc
Cá đuối
biển có gai độc (Dasyatis Violacea) là sinh vật năng động nhất trong họ nhà cá
đuối gai độc. Loài này có một thứ vũ khí rất lợi hại – gai độc, để bù lại cho
cái thân mình trông có vẻ nhu mì, ẻo lả, dễ bị làm hại. Những cái gai nguy hiểm
đó chẳng khác nào những mũi dao có tẩm thuốc độc, có thể gây ra những vết
thương nghiêm trọng, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
15- Con cua "quái vật"
Con cua "quái vật"
có bộ mặt đáng sợ được ngư dân gọi là "cua Predator"
Các vận động viên bơi lội - những người luôn tìm thấy
những sinh vật biển đáng sợ - đã đưa con cua quái vật này vào Viện hải dương học
Blue Reef Aquarium tại Southsea, Hampshire, Mỹ. Vì bề ngoài đặc biệt của con vật
nên dự kiến sau khi thông qua bước kiểm duyệt, con vật sẽ được công khai giới
thiệu cho những người bình thường được biết. Ngay cả các nhân viên tại viện hải
dương học này cũng thấy sợ hãi trước sự xuất hiện của 1 con cua kỳ lạ như này.
Con cua “Predator” này còn được cọi là “cua xốp”. Nếu quan sát kỹ và cẩn thận,
bạn sẽ thấy nó có kỹ năng nguỵ trang tương tự như 1 con thú. Nó có thể làm cho
mình vô hình trong khi bơi dưới đáy biển. Nó giấu cơ thể bằng cách tạo ra những
bọt biển xung quanh vỏ. Màu sắc nhìn thấy từ con cua này chỉ là màu hồng của những
móng vuốt.
16- Bắt được cá lạ độc gấp 50 lần cá nóc
(Tinmoitruong.vn)
- Các quan chức ngư nghiệp tỉnh Mie ngày 30/10 cho biết các ngư dân ở đảo
Toshi, thành phố Toba, thuộc tỉnh này đã đánh bắt được cá Soshihagi thuộc họ
Kawahagi có chứa chất độc cực mạnh.
Cá Soshihagi do ngư dân đánh bắt
được ở vùng biển gần đảo Toshi, thành phố Toba tỉnh Mie
Sở tài
nguyên và thuỷ sản tỉnh Mie cho biết loài cá này hay vướng vào các mẻ lưới của
ngư dân xảy ra 1-2 lần trong năm ở vùng biển Kumanonada, đồng thời lưu ý người
dân “tuyệt đối không được ăn loài cá này” do có nọc độc gấp
50 lần cá nóc.
Theo nhà chức trách tỉnh Mie, con cá đánh bắt được có chiều dài khoảng 40cm, nặng 500g. Lâu nay, Soshihagi thường sống ở những vùng biển ấm nhưng trong những năm gầy đây, loại cá này lại được tìm thấy ở Ise và Shima từ tháng 10 đến tận mùa Đông.
Theo nhà chức trách tỉnh Mie, con cá đánh bắt được có chiều dài khoảng 40cm, nặng 500g. Lâu nay, Soshihagi thường sống ở những vùng biển ấm nhưng trong những năm gầy đây, loại cá này lại được tìm thấy ở Ise và Shima từ tháng 10 đến tận mùa Đông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét