Các loài động vật và những tập tính kỳ lạ
Cá sấu thích ăn đá
Cá sấu là
các loài bò sát lớn ưa thích môi trường nước, chúng sống trên một diện tích rộng
của khu vực nhiệt đới châu Phi, châu Á, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Đại Dương. Cá sấu
có xu hướng sinh sống ở những vùng sông và hồ có nước chảy chậm, thức ăn của
chúng khá đa dạng, chủ yếu là động vật có vú sống hay đã chết cũng như cá. Những
loài cá sấu lớn có thể rất nguy hiểm đối với con người. Chúng có quai hàm cực
khỏe và bộ răng sắc nhọn để xé thịt, nhưng chúng không thể há miệng nếu nó bị
khép chặt, vì thế có một số câu chuyện về việc người sống sót khỏi những con cá
sấu sông Nin mõm dài bằng cách khép chặt quai hàm của chúng. Tất cả những con
cá sấu lớn cũng có vuốt sắc và khỏe. Cá sấu là những kẻ đi săn kiểu mai phục, chúng
chờ đợi cho cá hay động vật sống trên đất liền đến gần, sau đó tấn công chớp
nhoáng. Là một loài cực kì nguy hiểm và thông minh nhưng chúng lại có một thói
quen khá là kì dị, đó là nuốt đá.
May mắn
thay, khoa học đã giải thích được cho hành động khó hiểu này. Lý do cá sấu nuốt
đá vào bụng là để làm giảm nhẹ công việc cho dạ dày. Chẳng những thế, nó còn
giúp chúng giữ thăng bằng cho cơ thể. Cách đây 4 thập niên, các nhà động vật học
Anh đã xác thực điều đó. Nếu không có đá trong dạ dày, khi bơi cá sấu rất khó
giữ thăng bằng. Do đó, nó phải dùng những cái chân bơi của mình đập nước thật
khỏe mới mong khỏi bị lật ngửa bụng lên.
2- Chồn sương cái sẽ chết nếu không có bạn tình
Chuyện hẹn
hò dù ở bất cứ loài nào thì cũng đều khó mà theo ý mình được. Trong loài người
chúng ta cũng vậy, có những cặp đôi và cũng có những người cô đơn. Tất nhiên
chúng ta vẫn sẽ luôn tồn tại bằng cách nào đó mà không nhất thiết cần một bạn
tình. Tuy nhiên mọi chuyện không như vậy với những con chồn sương cái. Bình thường
đây là một loài khá dễ nuôi, chúng là động vật ăn thịt nên nó sẽ ăn bất cứ thứ
gì có thịt, không bỏ phí 1 thứ nào từ thịt xương da lông.
Nhưng chồn
sương cái nếu một năm không có bạn tình thì chúng hoàn toàn có thể bị chết.
Nguyên nhân có thể do cơ chế sinh lý hoặc tâm lý nào đó mà đến giờ chúng ta vẫn
chưa rõ nhưng thực sự hoạt động tình dục đóng một vai trò lớn trong việc duy
trì cuộc sống của những chú chồn sương cái. Cũng vì vậy nên khả năng những chú
chồn đực bị chồn cái từ chối là không nhiều lắm. Bình thường chồn sương là một
loài rất được ưa chuộng nuôi làm cảnh, nhưng nếu ai có ý định nuôi chúng thì
nên chú ý đến giới tính và đặc trưng khá dị thường của giống cái
3- Loài sứa có khả năng bất tử
Sự bất tử
luôn mang tới một sức hấp dẫn mạnh mẽ và huyền bí. Chúng ta chỉ có thể thấy
chúng được trong những câu chuyện, bộ phim viễn tưởng. Tuy nhiên, trong thế giới
động vật có tồn tại một loài sứa có được khả năng kì diệu này. Không hẳn là bất
tử nhưng khả năng của loài sứa được đề cập tới sau đây cũng rất đáng kinh ngạc.
Sứa
Turritopsis nutricula có khả năng quay ngược vòng đời của chúng từ thời kỳ trưởng
thành trở lại thời kỳ sinh vật đơn bào và từ đó lại tiếp tục phát triển. Đây là
trường hợp duy nhất từng được phát hiện ra về một loại sinh vật đa bào có khả
năng quay ngược vòng đời khi giao phối sau khi đã trưởng thành. Điều này được
thực hiện thông qua một quá trình phát triển tế bào, mà được gọi là "sự
chuyển dịch tế bào", theo đó một dạng tế bào này có thể chuyển đổi thành dạng
tế bào khác. Về mặt lý thuyết, quá trình này diễn ra vô hạn, và dẫn đến việc loại
sứa này bất tử. Mặc dù, trên thực tế, các loài Turritopsis cũng như các loài
khác trong họ sứa sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề, như phải chống chọi với việc
bị săn bắt hay mắc bệnh trong giai đoạn là sinh vật phù du, điều này sẽ khiến
nó mất khả năng chuyển hóa. Tuy nhiên, chưa một mẫu vật nào về loại này được
thí nghiệm, vì vậy vẫn chưa thể xác định được tuổi trung bình của chúng.
Phương
pháp phát triển tế bào trong giai đoạn "chuyển dịch tế bào" đã truyền
cảm hứng cho các nhà khoa học để tìm một cách để làm cho các tế bào gốc của con
người trong quá trình đổi mới các mô bị tổn thương hoặc tránh được cái chết
4- Cá heo với kiểu ngủ đặc biệt
Cá heo là
một loài động vật cực kì thông minh, cho đến bây giờ chúng ta đã có nhiều khám
phá thú vị xung quanh loài động vật này. Và cách ngủ của cá heo rất độc đáo.
Trong khi ngủ, hai bán cầu đại não của chúng ở trong trạng thái khác biệt rõ rệt.
Dạng giấc ngủ này gọi là “giấc ngủ nửa bán cầu não.”
Đến thời
gian nghỉ ngơi, một bên bán cầu não của cá heo sẽ tạm dừng hoạt động, và cá heo
sẽ nhắm một bên mắt đối diện (ví dụ bán cầu não trái tạm dừng hoạt động thì mắt
phải sẽ nhắm và ngược lại). Bán cầu não còn lại sẽ giám sát những gì đang diễn
ra xung quanh cũng như điều khiển khả năng hít thở.
Đôi lúc,
cá heo sẽ nằm im ở vùng mặt nước trong khi ngủ hoặc bơi chậm lại. Các nhà khoa
học cũng đã ghi nhận được trường hợp những con cá heo được nuôi trong bể ngủ ở
dưới đáy bể và thỉnh thoảng lại ngoi lên hít thở không khí. Có ba lý do chính
khiến cá heo tiến hóa kiểu giấc ngủ này. Thứ nhất, cá heo có xu hướng dễ bị
chìm nếu không để một bên bán cầu não hoạt động, bởi sự hít thở của chúng luôn
phải được kiểm soát một cách có ý thức. Thứ hai, giấc ngủ của một bên bán cầu với
sóng não chậm cho phép cá heo luôn cảnh giác được với các nguy hiểm trong khi
đang nghỉ ngơi. Thứ ba, kiểu giấc ngủ này giúp cá heo duy trì các hoạt động
sinh lý như cử động cơ giúp duy trì nhiệt độ cơ thể trong nước biển giá lạnh.
5- Thằn lằn phun máu từ mắt để tự vệ
Loài thằn
lằn có sừng thường hay bị các loài ăn thịt khác tìm cách tấn công và ăn thịt. Rất
may là chúng có một khả năng tự vệ vô cùng đặc biệt, đó là phun máu ra từ mắt.
Nghe có vẻ kinh dị nhưng cơ chế phun máu từ mắt của loài thằn lằn sừng chỉ là
cách chúng tự bảo vệ mình trước kẻ thù. Việc này diễn ra thông qua việc tăng
cao áp lực trong hốc xoang cho tới khi các mạch máu trong mắt của chúng vỡ ra,
bắn vào kẻ săn mồi với độ chính xác như của súng bắn tỉa. Nhưng khá buồn cười
là chất máu này không hề có độc tính hay có tác hại gì. Nó chỉ đơn giản có tác
dụng để dọa nạt kẻ thù và nhân cơ hội đó bỏ trốn. Máu từ mắt thằn lằn có thể
phun xa đến tận hơn 2 m.
6- Nhện lông Tarantula sử dụng tơ để chống trộm
Nhện
Tarantula được coi là một trong những loài nhện lớn và lông lá nhất thế giới.
Chúng có thể đạt đến độ dài trên 10cm khi trưởng thành. Tarantula cũng như đa số
các loài nhện khác dệt những tấm mạng rộng tại nơi chúng sống, nhưng mục đích của
mạng không phải để bắt mồi mà để “phát tín hiệu”. Những sợi tơ nhện thông báo cấp
tốc về sự đột nhập của một kẻ lạ mặt tới đầu sợi thần kinh ở chân nhện. Mặc dù
có đến 8 mắt, nhưng khả năng nhìn của chúng lại rất hạn chế. Nhờ tín hiệu báo động,
chúng thay đổi vị trí để tự vệ và bảo vệ đàn con mới nở. Rõ ràng, đối với loài
nhện này tác dụng của bộ lông còn có vẻ quan trọng hơn việc có nhiều mắt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét