Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 334




Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.
1-Rắn lục von-gen (Viridovipera vogeli).

Rắn lục miền Nam với bộ da xanh ngắt.
Đỉnh đầu và thân của loài này màu xanh lục, phần bụng màu nhạt hơn. Giới khoa học chưa tìm hiểu rõ về thức ăn của rắn lục miền nam.
Chúng thường ăn đêm, sống ở trong bụi rậm, lùm cây thấp ở địa hình đồi núi có độ cao từ 900 m đến 1.500 m. Loài rắn này sống ở Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.
2- Rắn lục đuôi đỏ
Rắn lục đuôi đỏ là loài rắn cực độc trong số các loài rắn lục, thân màu xanh, đuôi có màu nâu đỏ. Chiều dài thân khoảng 60 - 100cm. Thức ăn của chúng là chuột, chim, thằn lằn và ếch. Chúng thường cư ngụ vào ban đêm trên mặt đất và nghỉ ngơi trên cây vào ban ngày. Loài rắn này gây ra nhiều vết thương nguy hiểm do vết cắn của chúng. Đây là loài đặc biệt vì trong họ hàng nhà rắn lục chỉ có rắn lục đuôi đỏ là loại đẻ con. Lúc rắn mẹ mang thai thì nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất.
3- Rắn lục đầu bạc (Azemiops feae).

Theo Wikipedia, rắn lục đầu bạc được xem là một trong các loài rắn độc nguyên thủy nhất. Loài này có kích cỡ trung bình, đầu hơi dẹp phân biệt rõ với cổ. Chiều dài cơ thể khoảng 80 cm. Chúng sống trên các vùng núi cao lên tới 1.000 m. Tại Việt Nam, rắn lục đầu trắng phân bố ở Cao Bằng, Vĩnh Phú, Lạng Sơn. Số lượng của loài này ngoài tự nhiên còn rất ít. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.
4- Rắn lục Trùng Khánh (Protobothrops trungkhanhensis).

Đây là loài đến nay giới khoa học mới phát hiện ở khu bảo tồn thiên nhiên Trùng Khánh, Cao Bằng, Việt Nam. Rắn lục Trùng Khánh dài khoảng 70 cm, khá nhỏ so với những loài thuộc chi Protobothrops. Chúng sống ở độ cao 500 – 700 m trong các khu rừng thường xanh và rừng mưa núi đá vôi nhiệt đới. Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo.
5- Rắn lục hoa cân
Cũng có màu xanh như rắn lục miền Nam, nhưng cơ thể rắn lục hoa cân còn điểm xuyết những sọc đỏ trông rất dữ dằn. Chúng sinh sống ở các vùng rừng thuộc khu vực Đông Nam Bộ
6- Rắn cạp nong. (Bungarus fasciatus)

Rắn cạp nong sinh sống ở nhiều môi trường, từ rừng đến những vùng đất nông nghiệp. Chúng sinh sống gần nước và thường sống gần khu vực con người, đặc biệt là các làng, vì đây nguồn cung cấp cho chúng về động vật gặm nhấm và nước. Ban ngày chúng cuộn mình trong các hang, đám cỏ, và chúng thường chậm chạp. Chúng thường được thấy khi trời mưa. Các khoang vàng và đen đan xen là một lời cảnh báo về nọc độc rất mạnh của rắn cạp nong. Loài này mới chỉ được ghi nhận ở Núi Dinh thuộc tỉnh Đồng Nai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét