Những hiểm họa từ... biển
Thế giới đại dương quả là một tuyệt tác với
nhiều loài động vật, thực vật đủ sắc màu, trạng thái... Song nhiều loài động vật
nơi biển cả lại là những mối hiểm họa chết người.
Tại vùng biển VN, các nhà khoa học Viện Hải dương học Nha Trang (Viện Khoa học và công nghệ VN) đã xác định được cụ thể danh sách 41 loài sinh vật chứa độc tố có khả năng gây chết người, mà hầu hết các loài này đều sinh sống ở biển; chỉ có hai loài cá nóc nước ngọt mới được phát hiện gần đây ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Cụ thể: một loài mực tuộc, hai loài ốc cối, ba loài cua hạt, một loài sam, 22 loài cá và 10 loài rắn biển. Riêng hai loài cá nóc nước ngọt được xác định là cá nóc chấm xanh (Chelonodon nigroviridis) và cá nóc mắt đỏ (Carinotetraodon lorteti).
Tại vùng biển VN, các nhà khoa học Viện Hải dương học Nha Trang (Viện Khoa học và công nghệ VN) đã xác định được cụ thể danh sách 41 loài sinh vật chứa độc tố có khả năng gây chết người, mà hầu hết các loài này đều sinh sống ở biển; chỉ có hai loài cá nóc nước ngọt mới được phát hiện gần đây ở một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Cụ thể: một loài mực tuộc, hai loài ốc cối, ba loài cua hạt, một loài sam, 22 loài cá và 10 loài rắn biển. Riêng hai loài cá nóc nước ngọt được xác định là cá nóc chấm xanh (Chelonodon nigroviridis) và cá nóc mắt đỏ (Carinotetraodon lorteti).
Trong 41 loài sinh vật độc trên
có 5 loại cực độc là: Cá nóc chuột vằn mang, Cá nóc chấm cam, Cá nóc răng mỏ chim, cá nóc tro,
cá nóc vằn mặt.
1- Cá nóc chuột vằn mang
Ấn tượng nhất có lẽ là loài cá
nóc chuột vằn mang (Arothron immaculatus) với dáng vẻ bề ngoài khá bắt
mắt, thân có dạng hình trứng, vây lưng viền đen, bụng màu trắng...
Nhưng trong trứng loài cá này tập
trung một lượng độc chất thật kinh ngạc, cứ 100 gam trứng có thể giết chết 200
người; hàm lượng độc chất cao nhất xuất hiện từ tháng tư đến tháng mười.
2- Cá nóc chấm cam
Cá nóc chấm cam (Torquigener pallimaculatus) cũng là một loài
đáng sợ, cứ 100 gam trứng hoặc gan có thể giết chết 60-70 người
Ngộ độc
cá nóc có tỉ lệ tử vong rất cao. Trong trường hợp khẩn cấp, việc sử dụng một số
dược thảo sẵn có như lá tía tô, đậu xanh, lá khoai lang non... có thể sơ cứu tại
chỗ hiệu quả. (Theo YkhoaNet)
3- Cá nóc
răng mỏ chim
Ảnh: Cá
nóc răng mỏ chim
4- Cá nóc
tro - Lagocephalus lunaris
http://elearning.lrc-hueuni.edu.vn/coe/file.php/283/Hinh_anh/Bai_9/Ca_noc_tro.JPG
Thân dài
vừa, đầu to và dài, bụng có thể phình to, mõm rất tù. Mặt lưng màu nâu xám
xanh, mặt bụng mầu trắng, hai bên lườn mầu vàng. Các vây lưng, vây hậu môm và
vây đuôi màu xám. Sống ở vùng nước ven bờ.
Nơi sống:
Vùng nhiệt đới Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình Dương, châu Đại Dương
5- Cá nóc
vằn mặt (Không tìm được
tư liệu)
(Trong 5 loài cá
nóc nguy hiểm nhất, tôi chỉ tìm được tư liệu ba loài, còn hai loài sau
thì một ảnh không hiện, một không có tư liệu. Bạn đọc cảm thông)
6- Cá nóc
mắt đỏ
Riêng hai
loài cá nóc nước ngọt được xác định là cá nóc chấm xanh (Chelonodon
nigroviridis) và cá nóc mắt đỏ (Carinotetraodon lorteti) mới chỉ phát hiện được
ở đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Cá nóc mắt đỏ
7- Cá nóc
chấm xanh
Cá nóc chấm
xanh (Chelonodon nigroviridis) có độc tác động trực tiếp đến hệ thần kinh não bộ,
hệ tim mạch... gây ra những triệu chứng ngộ độc gây nguy hiểm cho người khi ăn
phải.
8- Cá bống
vân mây
Hầu hết chúng là những chất độc nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao trong thời
gian tác động rất nhanh, với liều độc thấp. Trứng và gan thường là hai nơi tập
trung độc chất cao nhất. Nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ, thịt và da lại là những
nơi tập trung độc tố cao hơn cả, trong khi thông thường các bộ phận này vẫn được
xem là ít độc nhất.
Ví dụ như cá bống vân mây được xếp vào loại sinh vật tập trung độc tố ở da. Biểu hiện nhận dạng dễ thấy nhất ở loài cá này là toàn thân màu nâu đỏ; mỗi bên thân có bốn vệt đen hình đám mây; màng vây lưng và màng vây đuôi có nhiều hàng chấm đen... Chất độc của loài cá này có ở các bộ phận cơ thể, tập trung nhất là ở da, cứ 100 gam da có thể giết chết 9-10 người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét