Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

1.715- RAU ĐẮNG LÁ LỚN



RAU ĐẮNG LÁ LỚN

Lá mọc từ gốc
Cây thảo hàng năm
Hoa tím, họng vàng
Khai vị, hạ sốt.

BXP

Sưu tập

Rau đắng lá lớn - Mazus pumilus, Chi Mazus, Họ Huyền sâm hay Hoa mõm sói - Scrophulariaceae, Bộ Lamiales Hoa môi (nhánh 11).

Mô tả: Cây thảo hàng năm, có thân đơn hay phân nhánh mọc đứng hay mọc nằm, nhưng không đâm rễ ở các mấu, nhẵn hay hơi có lông. Lá gần như tất cả đều ở gốc, xoăn-tù, hơi khía tai bèo, thon hẹp thành cuống ở gốc. Hoa màu cam hay tim tím với họng vàng, thành chùm ít hoa. Quả nang nhỏ, dẹp bên và nằm trong đài hoa.
 Nơi mọc: Ở nước ta, cây gặp phổ biến ở miền Bắc tới Thừa thiên- Huế, Quảng nam-Đà nẵng và Lâm Đồng. Thường thấy dọc đường đi, trong những nơi có ánh sáng hoặc ít rợp, trong các ruộng khô nhưng còn có độ ẩm, trên đất hoang, thường trên đất cát, ở đồng bằng và tới độ cao 1500.
Công dụng: Vị đắng, tính bình. Ở Campuchia toàn cây hãm uống có tác dụng bổ, khai vị và hạ sốt. Ở Inđonêxia, người ta dùng cây đắp trị rắn cắn.

Ở Trung Quốc, cây được dùng trị thiên đầu thống, tiêu hoá không bình thường, đinh nhọt, bệnh bỏng rạ, bỏng lửa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét