ỚT
Ớt nào là ớt chả cay
Tê tê một chút... ai hay nỗi lòng
Niềm riêng...mang nặng ước mong
Chắt chiu muôn vạn tình nồng hiến anh.
BXP
Sưu tập
Ớt - Capsicum frutescens, Chi Capsicum, Họ Cà
- Solanaceae, 52- Bộ Solanales Cà (nhánh 11)
Mô tả: Đặc điểm chung của Ớt:
Là cây nhỏ có thể sống vài năm, thân dưới hóa gỗ. Cây cao
0,5-2m, nhiều cành nhẵn. Rễ cọc với nhiều rễ phụ mọc thành chùm, ăn sâu 0,5-1m
tùy theo đất. Lá mọc so le, hình thuôn, đầu nhọn. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá. Quả
mọc rủ xuống đất, , chỉ riêng ở cây Ơt chỉ thiên thì quả lại quay lên trời. Quả
mọng, có hình dạng, khối lượng và màu sắc khác nhau: thuôn, mảnh hẹp, tròn, màu
đỏ, vàng, tím, xanh tuỳ thứ. Hạt hình thận dẹp, vỏ hạt cứng
khi chín và khô.
Nơi mọc: Gốc ở Nam Mỹ châu (Brazil) được nhập
từ lâu, nay phổ biến khắp nơi. Ta thường dùng quả làm gia vị, dùng tươi hay
phơi khô. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi.
Công dụng: Quả ớt có vị cay, tính nóng, dùng trị ỉa chảy hắc loạn,
tích trệ, sốt rét. Lá ớt dùng trị sốt, trúng phong bất tỉnh và phù thũng.
Trong Tây y, thường được chỉ định dùng trong chứng khó
tiêu do mất trương lực, lên men ruột, ỉa chảy, kiết lỵ, nôn mửa không cầm được,
xuất huyết tử cung, thấp khớp, thống phong, thủy thũng, viêm thanh quản. Dùng
ngoài chữa ho co cứng, một số chứng bại liệt, đau dây thần kinh do khớp, đau
lưng, thống phong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét