Bìm Eberhardt - Ipomoea Eberhardtii
Bìm Bois - Merremia boisiana
BÌM SÂM HẠI
Hàng nghìn ha rừng có nguy cơ hủy diệt
Vì bìm Bois, Eberhardt phát triển cực nhanh
Phát tán bởi hạt, chồi, thân hoặc rễ
Khắp rừng Nam Hải Vân - Đà Nẵng tung hoành.
BXP
Sưu tập
+ Bìm Eberhardt -
Ipomoea Eberhardtii, Chi
Ipomoea
+ Bìm Bois -
Merremia boisiana, Chi Merremia
Họ Convolvulaceae (họ
bìm bìm, khoai lang, rau muống, tơ hồng), 52- Bộ Solanales Cà (nhánh 11)
Hàng nghìn ha rừng ở
Đà Nẵng nguy cơ chết trụi vì dây leo:
Ông Trần Huy Độ, Trưởng ban Quản lý rừng đặc dụng Nam Hải Vân cho biết, từ
năm 1999 dây lạ (người dân thường gọi là "dây lan rừng" hay lá bợt) bắt
đầu phát triển mạnh. Từ các khe, suối, bìa rừng, loài cây này xông lên, leo đè
luôn cánh rừng thông, rừng keo lá tràm và lan toả với tốc độ nhanh. Những tán
lá rộng và dày đặc đã che kín không gian của các loại cây khác làm rừng và cả
thảm thực vật bên dưới chết dần vì thiếu ánh sáng.
"Dây lan rừng" phát triển nhanh là vì chúng có thể phát tán bằng
hạt, chồi, thân hoặc rễ. Dây bò đến đâu, rễ bén đến đó và phát triển thành gốc
mới. Thân dây có đường kính 15-20 cm thậm chí to hơn tuỳ theo vùng đất chúng
bám trụ.
Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng bước đầu tạm
xác nhận "dây lan rừng" này là loại bìm bìm có tên khoa học là Bois (Merremia
boisiana) và bìm Eberhardt (Ipomoea
Eberhardtii). Theo nhận định chung của giới chuyên môn thì ngoài việc
"cướp" ánh sáng, loài thực vật này còn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng do
khả năng tích luỹ khối lượng vật liệu cháy lớn (lá khô, cành khô, bản lá to và
nhiều). Thậm chí khả năng bắt lửa rất nhanh kể cả lá, nhánh còn xanh.
GHI CHÚ: Tôi cố gắng
tìm hiểu giới thiệu với bạn đọc một loài Bìm bìm xâm thực rất nguy hiểm ở Đà Nẵng,
mà ban Quản lý rừng đặc dụng Nam Hải Vân đã phải tốn kém khá nhiều công sức và
kinh phí.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét