Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

1.732- CÀ ĐỘC DƯỢC



CÀ ĐỘC DƯỢC

Quả khi chín tách đều bốn mảnh
Đài ống xanh hình phễu kéo dài
Hoa em mầu trắng tinh khôi
Ho, hen, suyễn thở ... giúp người cắt cơn.

BXP

Sưu tập

Cà độc dược - Datura metel, Chi Datura, Họ - Solanaceae, 52- Bộ Solanales (nhánh 11)

Mô tả: Cây thảo cao đến 2m, sống hằng năm, phần gốc của thân hoá gỗ. Thân và cành non màu xanh lục hay tím, có nhiều lông tơ ngắn. Lá đơn, mọc so le; phiến lá nguyên, hình trứng nhọn, gốc phiến lá không đều. Hoa to, mọc đứng, thường đơn độc, ít khi xếp từng đôi ở nách lá; đài hoa liền nhau, hình ống, màu xanh, phía trên có 5 răng; cánh hoa màu trắng, dính liền với nhau thành hình phễu dài đến 20cm nhưng vẫn thấy có 5 thuỳ; có 5 nhị dính trên cánh hoa; bầu trên, có 2 lá noãn, hàn liền nhau, chứa nhiều noãn. Quả hình cầu, màu lục, đường kính 3cm, có nhiều gai mềm mỏng ở mặt ngoài, khi chín nở làm 4 mảnh. Hạt nhiều, nhăn nheo, màu nâu nhạt.
Mùa hoa quả: Tháng 4 đến tháng 11 .
Nơi mọc: Cây của Mỹ châu nhiệt đới, được thuần hoá ở nhiều miền nhiệt đới và ôn đới. Ở nước ta, cây mọc hoang khắp nơi và cũng được trồng làm cảnh và làm thuốc. Trồng bằng hạt trước mùa mưa. Người ta đã tạo ra nhiều giống trồng với lá có màu khác nhau: xanh, tía hay tim tím, hoa đơn hay hoa đôi. Có thể thu hái hoa vào mùa thu; thu hái lá quanh năm.
Công dụng: Vị cay, tính ôn, có độc. Hoa dùng trị ho, suyễn thở, ngực bụng lạnh đau, phong thấp đau nhức, trẻ em cam tích. Còn dùng làm thuốc tê trong phẫu thuật. Lá Cà độc dược là vị thuốc chặn cơn hen suyễn, chống co bóp trong bệnh đau loét dạ dày ruột, chống say sóng gây chóng mặt, nôn mửa khi đi tàu, thuyền và máy bay. Còn dùng chữa phong tê thấp, cước khí (sưng chân), đau dây thần kinh toạ, đau răng, động kinh, lòi dom. Lá đem ngâm lấy nước trị chứng ho có tính co cứng, suyễn và các nhánh khí quản viêm.

Ghi chú: Lá cây có độc, khi dùng phải thận trọng. Khi đã phát hiện là bị trúng độc, phải giải độc bằng đường vàng và Cam thảo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét