Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

1.736- CÂU KỶ



CÂU KỶ

Năm cánh hoa thủy chung sắc tím
Vòi nhụy dài mầu trắng tinh khôi
Quả em tươi đỏ thuôn dài
Lương y khoa Nhãn, giúp người sáng ra.

BXP

Sưu tập

Câu kỷ, Rau khởi - Lycium chinense, Chi Lycium, Họ - Solanaceae, 52- Bộ Solanales (nhánh 11)

Mô tả: Cây nhỡ, cành cong và ngả xuống có thể dài tới 4m, không gai hay có ít gai thẳng, màu xám vàng, lá mọc so le, hay tập hợp 3-5 cái một; phiến thoi-xoan, màu lục bóng. Hoa cô độc hay nhóm 3 cái một ở nách lá, đài không lông; tràng màu tía có ống ngắn hơn cánh hoa. Quả mọng dài đến 2cm, đỏ sẫm hay đỏ cam, hình trứng; hạt nhiều, hình thận.
Nơi mọc: Cây của vùng Tây Á châu, cũng mọc hoang đó đây ở Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, được nhập vào trồng ở Malaixia, Inđônêxia, Việt Nam... Người ta thường trồng làm cây cảnh và lấy các bộ phận làm thuốc. Thu hái rễ vào mùa thu, rửa sạch, bóc vỏ, phơi hay sấy khô. Còn quả thu hái lúc chín, phơi trong râm; khi vỏ quả bắt đầu nhăn mới phơi hay sấy nhẹ đến khô.

Công dụng: Địa cốt bì (rễ) có vị đắng, tính mát, dùng làm thuốc giải nhiệt, mát huyết, chữa ho, ho ra máu. Câu kỷ tử (quả) có vị ngọt, tính bình, dùng làm thuốc cường tráng chữa chứng tiêu khát, lưng và chân suy yếu, chuyên chữa về bệnh mắt do suy dinh dưỡng; cũng dùng làm hạ đường huyết. Thường dùng ngâm rượu.  Lá có vị đắng, tính mát, dùng làm rau ăn (Rau khởi) có nhiều tác dụng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét