Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

1.759- KHOAI TÂY






















KHOAI TÂY

Hoa em màu trắng tinh khôi
Có khi màu tím nặng lời nước non
Là cây lương thực sắt son
Vừa là vị thuốc mãi còn được yêu.

BXP

Sưu tập

Khoai tây - Solanum tuberosum, Chi Solanum, Họ - Solanaceae, 52- Bộ Solanales (nhánh 11)
 
Mô tả: Cây thân thảo mềm cao 45-50cm. Có hai loại cành, cành ở trên mặt đất có màu xanh, vươn cao; cành nằm trong đất màu vàng, phình to lên thành củ hình cầu, dẹt hoặc hình trứng, chứa nhiều chất dự trữ, nhất là tinh bột, mà ta thường gọi là củ Khoai tây. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, có 3-4 đôi lá chét không đều nhau. Hoa màu trắng hoặc màu tím lam, hình phễu. Quả mọng hình cầu.
Nơi mọc: Khoai tây được trồng từ lâu đời ở Nam Mỹ. Được đưa vào Châu Âu từ thế kỷ 16. Ở nước ta, người Pháp đem vào trồng vào cuối thế kỷ 19 và ngày nay, Khoai tây được trồng rộng rãi trọng vụ đông ở các tỉnh phía Bắc; cũng được trồng ở các vùng núi cao ở miền Bắc và cả ở miền Nam (Lâm đồng). Khoai tây là cây trồng lấy củ làm lương thực cho con người, cũng như Lúa mì, Ngô, Gạo và Lúa mạch.

Công dụng: Khoai tây ngoài giá trị là lương thực, thực phẩm còn có tác dụng chữa được một số bệnh. Khoai tây luộc chín là một loại thuốc dân gian Nga để chữa một số bệnh về tim. Nước ép Khoai tây có tác dụng chữa bệnh cường toan acid dạ dày và làm co bóp nhu động của ruột. Bột Khoai tây được dùng trong bệnh viêm dạ dày tá tràng và chống nhiễm độc. Khoai tây sống thái mỏng, làm thuốc cao dán trên các vết thương, bỏng và eczema. Có nơi nhân dân dùng vỏ Khoai tây sắc uống chữa đau bụng và dùng vỏ củ Khoai tây luộc bóc ra đắp vết bỏng cũng chóng lành. Nhân dân còn dùng hơi nóng nước Khoai tây luộc để xông hít chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét