Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

1.918- RAU KHÚC TẺ




RAU KHÚC TẺ

Thân thường đơn, màu trắng, phủ đầy lông
Lá xoan ngược, lông trắng mềm hai mặt
Hoa thành ngù ở ngọn, màu vàng kim
Làm bánh khúc, chữa thương, cầm máu.

BXP

Sưu tập

Rau khúc tẻ, Khúc vàng - Gnaphalium luteo - album L., Chi Gnaphalium, họ cúc Asteraceae, 55- Bộ Asterales Bộ Cúc (nhánh 12)

Mô tả: Cây thảo mọc hằng năm thân thường đơn, cao 30-70cm màu trắng, phủ đầy lông. Lá mọc so le, nguyên, hình trái xoan ngược, hình dải, tù và có mũi cứng ở chóp, thon hẹp dài ở gốc, hơi men theo cuống, dài 4-7cm, rộng 5-15mm, có lông mềm màu trắng cả hai mặt, gân phụ không rõ. Ðầu hoa màu vàng kim, xếp thành ngù ở ngọn, có lá bắc có lông như bông ở mặt lưng. Quả bế thuôn, hình trứng, có lông trắng mau rụng. 
Ra hoa quả tháng 1-3.   
Nơi mọc: Loài phân bố ở Ấn Ðộ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Philippin. Rất phổ biến trong các ruộng hoang khắp Ðông Dương, nhất là ở miền Bắc Việt Nam. Thu hái toàn cây vào mùa xuân hè, rửa sạch dùng tươi hay khô. 
Công dụng: Có tác dụng lợi tiểu, làm săn da, hạ nhiệt, cầm máu, lợi mật và chữa thương. 

 Các chồi non ăn được và được đồ lẫn với gạo nếp làm bánh khúc. Lá giã đắp giảm đau nhức trong bệnh thống phong. Toàn cây cũng được dùng làm thuốc trị ho. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét