Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

1.919- HƯỚNG DƯƠNG

















HƯỚNG DƯƠNG

Hoa em mang sắc nâu vàng
Chắt chiu tình đất hiến dâng cho đời
Luôn luôn hướng phía mặt trời
Đi theo nguồn sáng, nêu đời tấm gương.

BXP

Sưu tập

Hướng dương - Helianthus annuus, Chi Helianthus, họ cúc Asteraceae, 55- Bộ Asterales Bộ Cúc (nhánh 12)

Mô tả: Cây thảo sống một năm, có thân to thẳng, cao 1-3m, thân thường có đốm, có lông cứng. Lá to, thường mọc so le, có cuống dài; phiến hình trứng; lá ở phía dưới hình tim, nhọn đầu, mép lá có răng, hai mặt lá đều có lông trắng. Cụm hoa đầu lớn, đường kính 7-20cm. Bao chung hình trứng. Hoa hình lưỡi ở ngoài màu vàng, các hoa lưỡng tính ở giữa màu tím hồng.
Cây ra hoa vào mùa đông, mùa xuân (12-2), có quả tháng 1-2.
Nơi mọc: Nguyên sản ở Mêhicô, hiện nay được trồng ở nhiều nơi trong nước ta. Khi quả chín, nhổ toàn cây và tách riêng các phần, đem sấy khô để dùng.
Công dụng: Vị ngọt dịu, tính bình. Dầu Hướng dương là một loài dầu ăn tốt vì nó giàu acid béo. Cụm hoa đầu dùng trị: Huyết áp cao, đau đầu, choáng váng. ù tai, đau răng. Đau gan, đau bụng, đau kinh. Viêm vú, tạng khớp.
Rễ và lõi thân dùng trị: Đau đường tiết niệu và sỏi, dưỡng trấp niệu. Viêm phế quản, ho gà. Khí hư.
Hạt dùng trị: Chán ăn; mệt mỏi và đau răng. Kiết lỵ ra máu. Sởi phát ban không đều.

Lá dùng trị sốt rét. Dùng ngoài trị bỏng, bỏng do nước nóng hay nắng nóng. Dùng cụm hoa đầu 30-90g, rễ và lõi thân 15-30g, dạng thuốc sắc. Nếu dùng nước chiết của hoa (1/10) ngâm trong 2-3 giờ, ngày uống 2-3 lần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét