Chim phân biệt được nhiều màu sắc hơn người
Các nhà khoa học Anh cho biết mắt chim
phân biệt được nhiều màu sắc hơn mắt người. Chính ánh sáng tử ngoại mà người
không trông thấy được mới giữ vai trò chủ yếu trong đời sống các loài chim.
Mắt các loài chim có tới 4 thụ quan
trong khi con người chỉ có 3.
Báo InoPressa, trích dẫn từ Tạp chí
Corriere della Sera, đưa tin nhóm các nhà khoa học Trường ĐH Birmingham (Anh Quốc)
đã nghiên cứu các sóng ánh sáng phản chiếu từ vỏ trứng chim và phát hiện: Vỏ trứng
có chứa sắc tố protroporfirin và biliverdin, khiến vỏ trứng (dù chỉ một màu hay
lốm đốm) có sắc độ riêng. Proporfirin làm vỏ trứng có màu nâu nhạt, còn
biliverdin làm trứng hơi xanh lơ hoặc xanh lá cây.
Philipp Cassy, điều phối viên của dự án cho biết đối với chim các
màu sắc quan trọng nhất hình thành là nhờ ánh sáng tử ngoại. Mắt người không nhận
ra được loại ánh sáng này nhưng chính nó giúp chim bảo vệ được trứng khỏi bị
các loài chim dữ ăn mất bằng cách nguỵ trang hoặc phân biệt trứng của mình với
trứng đồng loại.
Người ta đã biết rằng trong mắt người cũng như mắt các loài có vú
chỉ có 3 thụ quan (receptor) trong khi các loài chim có 4 thụ quan. Một thụ
quan được dành riêng để nhận biết tia tử ngoại.
***
Phát hiện loài chim ruồi
có bộ lông sặc sỡ
Một loài chim ruồi màu xanh lơ và xanh lá tuyệt đẹp mới được phát hiện ở
khu rừng rậm ở Colombia và ngay lập tức cần được bảo vệ khỏi sự săn bắn của con
người. Được gọi là con chim có lông choàng cổ, loài sinh vật mới này to gấp đôi
những con chim ruồi được tìm thấy ở miền tây nước Mỹ.
Chúng có vệt lông màu xanh ngọc bích óng
ánh và dải lông màu xanh lơ sáng rực ở phía trên cổ họng, và chòm lông màu trắng
muốt ở dưới chân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét