Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

SƯU TẦM CON VẬT LẠ 268


Những động vật có cách yêu quái dị nhất quả đất

(NLĐO) – Cá heo nghiện sex trong khi rắn Garter “làm tình” tập thể, sư tử “yêu” 20-40 lần mỗi ngày, sên chuối cắn đứt “của quý” đối phương sau giao phối, nhím tè lên người bạn tình để được “yêu”…

1- Sử tử: “Yêu” 20-40 mỗi ngày

Sư tử phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức để có thể thụ thai. Mỗi đợt giao phối của sư tử phải kéo dài tới 4 ngày, với từ 20-40 lần giao phối mỗi ngày. Để một sư tử con ra đời và sống sót được đến một năm, mẹ của nó phải giao phối tới 3.000 lần.
2- Sên chuối: Cắn đứt “của quý” đối phương để giải thoát

Loài sên chuối tên khoa học Dolichophallus (nghĩa là dương vật dài). “Của quý” nó dài khoảng 15 – 20 cm, tương đương với chiều dài cả cơ thể. Khi giao phối, dương vật của con sên lớn hơn thường bị mắc kẹt bên trong bạn tình và đây là điều bất hạnh cho chúng. Những bạn tình không đủ kiên nhẫn có thể khiến tình huống tồi tệ hơn bằng cách cắn “của quý” đối phương để được giải thoát.
3- Rắn Garter : “Làm tình” tập thể

Tập tính “sex” của loài rắn Garter ở Canada không hề giống như bất cứ nào loài động vật nào trên quả đất. Sau giấc ngủ đông, con rắn cái sẽ tiết ra loại pheromone đặc biệt thu hút số lượng lớn con đực đến để “ân ái” với nó. Mỗi con rắn đực có hai dương vật ở bên cơ thể. Chúng sẽ dùng dương vật ở vị trí tốt nhất để giao phối với rắn cái nằm giữa vòng vây. Điều thú vị là những con rắn lưỡng tính cũng có thể tiết ra pheromone như con cái để đánh lừa con đực đến sưởi ấm và bảo vệ chúng.
4- Nhím: Tè lên người bạn tình để được “yêu”

Nhím là một trong những loài động vật có thói quen giao phối vô cùng kỳ quái. Để thu hút bạn tình, nhím đực phải leo lên cây có nhím cái và đứng đợi ở cành dưới cho đến khi thời cơ đến. Trước khi tiến hành giao phối, nhím đực sẽ đứng bằng 2 chân sau và phun nước tiểu lên cơ thể nhím cái khiến nó ướt sũng. Nếu đồng ý, nhím cái sẽ uốn cong đuôi lên để ra dấu hiệu làm “chuyện ấy”. Nếu nó kêu lên và rũ hết nước tiểu trên người, điều này đồng nghĩa với việc nhím đực phải đợi đến năm sau để thử lại màn phun nước tiểu mặc dù mỗi cuộc “mây mưa” chỉ kéo dài trong khoảng 1 phút.
5- Ong mật: “Yêu” đồng nghĩa tự sát

Giao phối đối với ong mật chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Trong chuyến bay giao phối, ong chúa sẽ lựa chọn rất nhiều bạn tình và tiếp nhận đến 100 triệu tinh trùng vào cơ thể. Để giúp ong chúa hoàn thành nhiệm vụ, cơ quan sinh dục của ong đực phải vỡ ra ngay khi vào được bên trong cơ thể của ong chúa. Do đó, mất mạng là điều không thể tránh khỏi ở những con ong đực này.
6- Hươu cao cổ: Nếm nước tiểu kiểm tra bạn tình

Hươu cao cổ không có mùa giao phối cụ thể như những động vật có vú khác. Để biết đối tượng có sẵn sàng cho “chuyện ấy” chưa, con đực sẽ thúc nhẹ vào mông con cái để con cái đi tiểu. Sau đó, con đực sẽ nếm nước tiểu xem con cái có đang thời kỳ rụng trứng hay không. Nếu con cái đang ở thời kỳ động dục, con đực sẽ bắt đầu tán tỉnh, theo đuổi con cái tới khi nó đồng ý quan hệ.
7- Sên biển Chromodoris reticulata : “Của quý" dùng một lần

Một con sên biển có cả cơ quan sinh dục đực lẫn cái, nằm bên phải cơ thể. Khi hai con sên biển muốn giao phối với nhau, chúng sẽ để phần bên phải cơ thể tiếp xúc với phần bên phải của cơ thể đối tác. Bộ phận sinh dục đực của con này sẽ chui vào bộ phận sinh dục cái của con kia và ngược lại. Chúng vừa phóng tinh trùng vào cơ thể bạn tình, vừa tiếp nhận tinh trùng từ bên kia.
Sau màn giao phối, cả hai con đều rời bỏ bạn tình và một phần bộ phận sinh dục đực sẽ đứt. Chiều dài của phần đứt tương đương khoảng 1/3 chiều dài “của quý”. 24 giờ sau, cơ quan sinh dục mới nhô ra và sên đực có thể tiếp tục một cuộc giao phối khác.
8- Cá heo: Nghiện sex trầm trọng

Cơ quan sinh dục của cá heo có khả năng xoay được và co giãn rất tốt giúp chúng mò mẫm mọi thứ xung quanh. Đời sống tình dục của cá heo mạnh mẽ đến mức loài cá này không chỉ làm “chuyện ấy” với những đồ vật vô tri vô giác mà còn gạ gẫm “quan hệ” với những loài khác như rùa biển. Tuy nhiên, điểm yếu của cá heo đực là chỉ có thể xuất tinh được trong 12 giây mặc dù nó có thể giao phối với nhiều bạn tình vào nhiều lúc trong ngày.
9- Cá cần thủ ( Anglerfish ): Không có con đực trong lúc giao phối


Lần đầu tiên các nhà khoa học chụp hình cá cần thủ để nghiên cứu, họ đã rất ngạc nhiên khi chỉ tìm thấy toàn cá cái. Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, họ phát hiện cá cần thủ đực không tìm kiếm cá cái để giao phối mà tự biến mình thành kẻ ký sinh bằng cách bám vào bất kỳ con cá cái nào bơi qua. Theo thời gian, mọi bộ phận trong trong con đực đều tiêu biến, chỉ còn lại tinh hoàn. Hệ thống tuần hoàn của con cái sẽ cung cấp thức ăn cho con đực, ngược lại, con đực sẽ chuyển những tinh trùng của mình cho con cái. Một con cái có thể nuôi 6 “anh chàng” ký sinh như vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét