Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

1.586- CỎ MẬT GẤU






CỎ MẬT GẤU

Lá hình trứng, mép răng cưa
Khi thì đứng, lúc thì bò, tùy nơi
Em là "Tiên dược" trên đời
Viêm gan, mật, ruột ...cứu người ...có em!

BXP

Sưu tập

Cỏ mật gấu, Ðằng nha sọc - Isodon lophanthoides, Chi Isodon, Họ Hoa môi (họ bạc hà) - Lamiaceae, Bộ Lamiales Hoa môi (nhánh 11).

Mô tả: Cây thảo có thân biến thiên, dày thì mọc đứng, thưa thì mọc bò, có 4 góc rõ rệt ít hay nhiều, có lông, phân nhánh ít hay nhiều. Lá mọc đối, phiến lá hình trứng, mép khía răng cưa, gân phụ 5-6 cặp. Cụm hoa hình chùy thưa ở ngọn, lá bắc rất nhỏ, rụng sớm. Hoa có cuống dài, rất nhỏ; đài hình chuông, 5 răng; tràng dài gấp đôi đài, màu trắng có chấm hồng, ống hình trụ, phiến hai môi, môi trên 4 thùy, môi dưới nguyên; nhị 4, thò ra ngoài; vòi nhụy chẻ đôi ít. Quả bế nhỏ, tù, nhẵn.
Hoa tháng 8-11.
Nơi mọc: Cây mọc ở các đồi, ven rừng, từ Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái đến tận Lâm Ðồng. Còn phân bố ở Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan. Có thể thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, chặt khúc, dùng tươi hay phơi đến héo, sau đó bó lại rồi đem phơi khô để dùng.

Công dụng: (Trên các trang mạng thường nói nhiều đến cây Cỏ mật gấu, coi như tiên dược trị bệnh về gan.) Vị đắng, tính mát. Thường dùng trị: Viêm gan vàng da cấp tính. Viêm túi mật cấp. Viêm ruột, lỵ. Ðòn ngã tổn thương. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét