Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

1.594- BẠC HÀ (薄荷)

















BẠC HÀ (薄荷)

Lá hình ngọn giáo hay thuôn
Cây nhiều chồi ngắn, thân vuông, mọc ngầm
Hoa nhỏ, màu trắng, tím, hồng
Trị nhiều bệnh tật, cũng dùng gây tê.

BXP

Sưu tập

Bạc hà hay Bạc hà nam - Mentha arvensis, Chi Mentha, Họ Hoa môi (họ bạc hà) - Lamiaceae, Bộ Lamiales Hoa môi (nhánh 11).

Mô tả: Mentha arvensis L. (Bạc hà Á), hoặc Mentha piperita L. (Bạc hà Âu), Cây thường tạo thành đám gồm nhiều chồi ngắn hoặc dài mọc ngầm và khí sinh cùng với những thân vuông, thường phân nhánh. Lá thuôn hoặc hình ngọn giáo, màu lục tới lục hồng, mép có răng. Hoa nhỏ, màu trắng, hồng hoặc tím hồng, tập hợp thành một loại bông dày đặc thường bị gián đoạn. Toàn thân có lông và có mùi thơm.
Mùa hoa tháng 6-9.
Nơi mọc: Ở nước ta có những cây mọc hoang ở vùng núi cao và những chủng nhập trồng ở nhiều nơi. Trồng bằng thân ngầm hoặc bằng thân cây trên mặt đất cắt đoạn dài 15-30cm. Thu hái vào khoảng tháng 5, 8, 11 thu hoạch lúc cây mới ra hoa, rửa sạch dùng tươi hoặc phơi trong râm cho khô.

Công dụng: Bạc hà có vị cay, tính mát, thơm. Thường dùng trị: Cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, sốt, đau họng, viêm hầu, ho; Giai đoạn đầu của bệnh sởi; Chứng khó tiêu, đầy bụng, đau bụng; Ngứa da. Tinh dầu có tác dụng sát trùng, gây tê tại chỗ. Nó kích thích sự tiết dịch tiêu hoá, đặc biệt là mật, chống sự co thắt của các cơ quan tiêu hoá và ngực. Còn có tác dụng tiêu viêm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét